Thiết kế Web - Những kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu

Bạn hiểu được vai trò của website và mong muốn dựa vào website để nâng cao hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã hoàn toàn hiểu hết về website và thiết kế website? Những kiến thức cơ bản về website và thiết kế website sẽ cho bạn những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực thú vị này. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Thiết kế Web - Những kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu | Namart Design


1. Website là gì?

Website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập khác, tìm kiếm, mua bán... chứ không phải chỉ xem như quảng cáo thông thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Thiết kế website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng
2. Các yêu cầu tối thiểu của một Website
Tên doanh nghiệp
- Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp
- Các yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc và con người.

​3. Các loại website
- Website giới thiệu: là gói thiết kế website căn bản và đơn giản nhất, dùng để giới thiệu về một cá nhân hay một đơn vị. Website loại này chứa ít trang, ít tốn kém vì dễ làm nhất. Ví dụ: Trang web của những ca sỹ, một cơ quan y tế như bệnh viện.
- Website lưu trữ thông tin: hay còn gọi là thư viện điện trữ, là thiết kế website chứa các thông tin chuyên môn được sắp xếp thành nhiều đề mục, nhiều tiêu đề dễ tra cứu, Website lưu trữ phải được cập nhật thường xuyên thông tin mới và được sắp xếp sao cho người xem tìm ngay được thông tin mình muốn tìm.
- Website truyền dữ liệu: được thiết kế đặc biệt để thu nhận thông tin từ xa. Một cơ quan, đơn vị y tế làm công tác quản lý chương trình có nhiều vệ tinh thay vì phải đến tận đơn vị ở quận huyện, tỉnh thành khác để ghi chép thông tin thì nay có thể ngồi tại chỗ để nhận thông tin qua mạng internet và chỉ việc kiểm chứng, đánh giá thông tin trước khi nhập vào kho thông tin chung.
- Website thương mại: chứa thông tin hàng hoá và dịch vụ, chứa nhiều form và chứa các script tính toán để người tiêu dùng có thể mua và trả tiền ngay tại website.

4. Các thành phần thường có trong trang website
- Banner: là một file ảnh có kích thước dài, thường nằm ở 1/3 trên của trang, dùng để quảng cáo.
- Logo: là biểu tượng của website, cũng có thể là biểu tượng của cơ quan chủ quản website.
- Counter: là bộ phận đếm số người truy cập website.
- Search form: hộp thoại giúp người xem nhanh chóng tìm kiếm thông tin cần tìm. Search form có thể dùng để tìm thông tin trong một trang, một site hay tất cả các site trên toàn cầu.
- Navigator: là tập hợp những đường liên kết dẫn đến các trang chuyên đề. Có thể gọi navigator là menu listcũng đúng.
- Header: là thành phần luôn luôn hiện diện phần trên cùng của tất cả các trang web, thường chứa các navigator. Một website được cấu trúc chặt chẽ cần phải có header này.
- Footer: là thành phần luôn luôn hiện diện ở phần dưới cùng của tất cả các trang, chứa các thông tin cần thiết: Contact us, Private policy, About us hay nối với các trang chuyên đề. Mục đích của header và footer là giúp người xem không bị lạc hướng trong kho thông tin của bạn. Nếu thiếu footer hay header, trang web trở thành trang cụt (orphan page).
- Frame: là hình thức chia khung trang, giúp bố trí các trang vừa cố định về hình thức, vừa thay đổi về nội dung.
- Forum: trang thảo luận, người xem có thể trao đổi thông tin cho nhau bằng cách gõ ý kiến vào đó lưu lại trên trang web và đợi người khác trả lời, hưởng ứng. Forum giúp nâng cao kiến thức tập thể và hấp dẫn người xem.
- Chat: một thành phần khác giúp hai hay nhiều bạn đọc tán gẫu với nhau trực tiếp. Các thông tin Chat không lưu lại trên trang web.

5. Thiết kế website từng bước như thế nào?
- Xác định mục tiêu: Trước tiên bạn nên xác định mục đích thiết kế website của bạn là gì? Bạn mong muốn thiết kế website với mục tiêu giới thiệu doanh nghiệp, dịch vụ hay thiết kế website bán hàng. Tùy mục đích thiết kế bạn có thể hoạch định những chiến lược sơ bộ cho website của mình.
- Lựa chọn tên miền: Bạn cần chọn lựa tên miền thât tốt để khách hàng có thể dễ tiếp cận và dễ ghi nhớ nhất. Đây là khâu đơn giản nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp bạn.
- Lên bố cục tổng thể: Hãy phác thảo ý tưởng của bạn về website như bố cục website ra sao, gồm những module chính nào? Giao diện tổng thể ra sao, màu sắc và hình ảnh chủ đạo như thế nào?
- Xác định chi phí: Đưa ra định mức chi phí xây dựng cũng là một trong những yêu cầu khi thiết kế website. Từ đó, giúp bạn lựa chọn được loại website phù hợp với mức chi phí mà mình đưa ra.

6. Màu sắc trong thiết kế website
Màu sắc là một phần quan trọng đối với cách giao tiếp của website với khách truy cập, nó thật sự quan trọng nếu bạn đang thiết kế website cho khách hàng của mình. Đã có rất nhiều nhà thiết kế web tự đánh mất khách hàng của mình bằng cách tạo ra trang web với màu nền thật đậm, tương phản với thành phần khác với màu quá sáng gây chói mắt người xem. Nên nhớ rằng, bạn đang thiết kế trang web cho khách truy cập chứ không phải tạo ra chúng để phục vụ ý thích bạn.

Màu sắc khi sử dụng hợp lý sẽ tác động lớn đến trải nghiệm của người dùng (user experience – UX), đó là lý do tại sao bạn phải cẩn trọng khi sử dụng chúng. Nếu bạn còn nghi ngờ điều đó, hãy kiểm chứng bằng cách xem các trang e-commerce lớn hoặc website của Google, bạn sẽ nhận ra rằng bất cứ màu sắc họ sử dụng trên trang web đều có chủ đích. Một ví dụ khác, như Coca Cola, họ chỉ sử dụng tối giản 2 màu, nhưng cực kỳ hiệu quả để quảng bá thương hiệu của mình.

Nguồn: sưu tầm


Chúc các bạn Thành Công !